- Tên gọi khác: đảng sâm, lộ đảng sâm, bạch đẳng sâm, điều đảng sâm, đẳng sâm bắc, đẳng sâm nam,…
- Tên khoa học: Codonopsis pilosula Nannf
- Thuộc họ: Hoa Chuông (có tên khoa học là Campanulaceae)
Một số đặc điểm nhận dạng nổi bật của Sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm)
- Là loài cây thân thảo, sống lâu năm và thường mọc thành những cụm lớn.
- Thân cây nhỏ, màu hồng tía hoặc tím sẫm, quấn leo vào những loài thực vật khác để vươn lên hấp thụ ánh sáng mặt trời. Bên mặt thân được bao phủ bởi lớp lông tơ trắng, ngắn nhưng thưa thớt.
- Lá cây có hình lưỡi mác, mọc đối xứng với thân và có một lớp lông nhung trắng mịn. Mỗi phiến lá thường dài từ 3 – 8cm, rộng khoảng 2 – 4cm và có màu xanh phớt vàng.
- Hoa đẳng sâm có màu xanh nhạt, ngả vàng rất đẹp mắt. Đài hoa to, có hình chuông, mọc đơn lẻ từ các nách lá.
- Quả cây đẳng sâm có màu xanh đậm, hình chùy, kích thước khoảng bằng đốt ngón tay, đài ngắn. Bên trong có nhiều hạt bóng, nhẵn có màu nâu đậm.
- Củ đẳng sâm mọc sâu dưới lòng đất khoảng chừng 50 – 70cm, nhẵn, có màu nâu nhạt và nhìn giống như củ nhân sâm. Đây chính là bộ phận được khai thác nhiều nhất trong Đông y.
Khu vực phân bố chủ yếu
Sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm) có sức sống khỏe, mọc hoang ở nhiều khu vực trung du, miền núi. Thảo dược này được tìm thấy tại nhiều vùng của Trung Quốc như: Sơn Tây, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Quý Châu, Hồ Bắc,…
Tại Việt Nam, Sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm) được phát hiện ở vùng núi phía Bắc như: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Kontum, Quảng Nam… và một số tỉnh khu vực Tây Nguyên. Chất lượng của đẳng sâm Việt Nam cũng không thua kém so với đẳng sâm Trung Quốc.
Ngày nay, với giá trị sử dụng cao nên dược liệu được trồng tại các vườn thảo dược, hộ gia đình. Hàm lượng dược chất của đảng sâm trồng nhân tạo cũng không có nhiều khác biệt với đẳng sâm rừng.
Công dụng của Sâm dây Ngọc Linh với sức khỏe
Theo y học cổ truyền
Sâm dây Ngọc Linh (đẳng sâm, đảng sâm) là vị thuốc được sử dụng rộng rãi từ nhiều thế kỷ trước đây. Trong các cuốn sách Đông y cổ như Bản thảo Tùng Tân, Trung dược Đại từ điển,… vị thuốc này có vị ngọt, tính bình và quy vào 2 kinh là Tỳ, Phế. Đồng thời có khả năng chủ trị nhiều chứng bệnh phải kể đến như:
- Bổ tỳ, ích khí, sinh tân và chữa chỉ khát.
- Thanh phế, trị phế hư, ích phế khí.
- Trị tỳ vị hư, khí huyết suy yếu, kiết lị, thoát giang.
- Chữa tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, rong kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trong đẳng sâm có chứa nhiều hợp chất quý hiếm tốt cho sức khỏe, điển hình như: Sucrose, Choline, Insulin, Alkaloid, Fructose, Mannose, Xylose, Glucoside,…
Dưới đây là những công dụng tuyệt vời mà các hoạt chất này mang đến cho sức khỏe
- Đối với hệ miễn dịch: Các thực nghiệm đã khẳng định dược liệu này có khả năng tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống mệt mỏi, cân bằng hoạt động của vỏ não,…
- Đối với dạ dày: Đẳng sâm khô hay tươi đều có tác dụng kháng viêm rất tốt, từ đó bảo vệ niêm mạc và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày diễn biến phức tạp.
- Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất từ đẳng sâm giúp cân bằng huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu đến các chi và não bộ. Đồng thời làm tăng số lượng hồng cầu, đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, các cơn đau tim, đột quỵ, tai biến mạch máu não,…
- Đối với hệ hô hấp: Sử dụng thảo dược này thường xuyên sẽ giúp phòng ngừa, điều trị các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, lao, làm thuyên giảm các triệu chứng ho, ho có đờm, đau rát cổ họng,…
- Một số tác dụng nổi bật khác: Sâm dây Ngọc Linh còn có nhiều công dụng khác như: giảm căng thẳng, mệt mỏi, an thần, hỗ trợ điều trị ung thư, tăng tiết sữa mẹ, điều hòa huyết áp,…